<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Phần này trình bày các khái niệm chung

Khái niệm chung:

Các định nghĩa:

Hệ thống truyền động điện không chỉ làm nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng, mà còn điều khiển quá trình làm việc của cơ cấu công tác theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất. Yêu cầu công nghệ có thể được đảm bảo nếu hệ có khả năng đặt trước các thông số gia công cho tứng công đoạn, duy trì các thông số đó với một độ chính xác nào đó (như tốc độ, mômen, gia tốc, ví trí của cơ cấu công tác …), cưỡng bức thay đổi các giá trị đó theo ý muốn, hạn chế giá trị của chúng theo mức cho phép của quá trình công nghệ hoặc theo khả năng về độ bền, độ quá tải của máy.

Các thông số gia công nói trên có liên quan đến mômen M và tốc độ ự của động cơ điện, có các mối quan hệ được định nghĩa:

A) các thông số đầu ra hay còn gọi là thông số được điều chỉnh:

Đó là mômen (M), tốc độ (ự) của động cơ, …

Do M và ự là 2 trục của mặt phẳng tọa độ đặc tính cơ [M, ự], nên việc điều chỉnh chúng thường gọi là “điều chỉnh tọa độ”.

B) các thông số đầu vào hay còn gọi là thông số điều chỉnh:

+ Đối với động cơ điện một chiều, thông số đầu vào là điện trở phần ứng Rư (hoạc Rưf), từ thông ệ (hoặc điện áp kích từ Ukt; dòng điện kích từ Ikt) và điện áp phần ứng Uư.

+ Đối với động cơ điện không đồng bộ, thông số đầu vào là điện trở mạch rôto R2 (hoạc R2f), điện trở mạch stato R1, điện kháng stato x1, điện áp stato u1 vàtần số của dòng điện stato f1.

+ Đối với động cơ điện đồng bộ, thông số đầu vào là tần số của dòng điện stato f1.

C) các phần tử điều khiển:

Là các thiết bị hoặc dụng cụ làm thay đổi các thông số đầu vào.

Chú ý, người ta thường gọi việc điều chỉnh các thông số đầu ra là “điều khiển động cơ điện”.

Mục đích điều chỉnh các thông số đầu ra của động cơ:

Tùy theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất, việc điều chỉnh M, ự nhằm thực hiện các mục đích sau:

+ Đặt giá trị làm việc và duy trì mức đạt đó, ví dụ duy trì tốc độ làm việc khi phụ tải thay đổi ngẫu nhiên.

+ Thay đổi thông số theo quy luật yêu cầu, ví dụ trong thời gian khởi động và tăng tốc động cơ thang máy từ 0 lên đến tốc độ ổn định, mômen lúc đầu phải tăng tuyến tuyến tính theo thời gian, sau đó giữ không đổi, và cuối cùng giảm tuyến tính cho đến khi M = Mc.

+ Hạn chế thông số ở một mức độ cho phép, ví dụ hạn chế dòng điện khởi động Ikđ ≤ Icp.

+ Tạo ra một quy luật chuyển động cho cơ cấu công tác (tức cho trục động cơ) theo quy luật cho trước ở đầu vào với một độ chính xác nào đó.

Điều chỉnh không tự động và điều chỉnh tự động:

A) điều chỉnh không tự động:

Là việc thay đổi thông số đầu ra bằng cách tác động lên thông số đầu vào một cách rời rạc. Mỗi lần tác động ta có một giá trị không đổi của thông số đầu vào và tương ứng ta được một đường đặc tính cơ (nhân tạo). Khi động cơ làm việc, các nhiễu loạn (như phụ tải thay đổi, điện áp nguồn dao động, …) sẽ tác động vào hệ, nhưng thông số đầu vào vẫn giữ không đổi nên điểm làm việc của động cơ chỉ di chuyển trên một đường đặc tính cơ.

Người ta gọi dạng điều chỉnh này là “điều chỉnh bằng tay” hay “điều chỉnh không tự động” hoặc “điều chỉnh vòng hở”. Phương pháp điều chỉnh này đơn giản nên vẫn được dùng trong các hệ truyền động điện hiện đại, tuy nhiên nó không đảm bảo được các yêu cầu cao về chế độ công nghệ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình truyền động điện tự động. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10827/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?

Ask