<< Chapter < Page Chapter >> Page >

lưới đăng (Nò)

Tấm đăng

Đáy

Lọp

H 1.11 – Các ngư cụ dạng bẫy . Ảnh FAO (1985)

  1. Ngư cụ câu, là ngư cụ mà ở đó cá bị dụ, lôi cuốn, nhữ bởi mồi tự nhiên hoặc nhân tạo và bị bắt khi gắng ăn mồi có mắc lưỡi câu (câu có mồi). Tuy vậy, cá cũng có thể bị ngạnh câu móc vướng vào thân khi đi lại gần lưỡi câu (câu không mồi). Điển hình cho lớp ngư cụ câu này là câu cần, câu tay, câu giàn, câu chạy và câu kiều (H 1.12).

Câu chạyH 1.12 – Các loại Câu. Ảnh của FAO (1985)
Câu CầnCâu phao

  1. H 1.13 - Bơm hút cá. Ảnh của FAO (1985)Ngư cụ tóm, bắt, đâm, chĩa. Các ngư cụ này được dùng để làm bất động hoặc bắt giữ cá bằng cách làm bị thương, giết hoặc tóm bắt. Điển hình cho lớp này là lao, chỉa, cào, móc và bất cứ ngư cụ nào gây sát thương cá.
  2. Máy bơm lọc nước bắt cá, là thiết bị bơm hút cả cá lẫn nước rồi tách nước để bắt cá. Điển hình cho lớp này là bơm hút cá bởi tạo một dòng hút mạnh và nước được lọc ra bởi thiết bị đặc biệt, cá sẽ bị giữ lại (H 1.13).
  3. Các ngư cụ đánh bắt khác, bao gồm: lưới kéo tay, lưới bao chà, bắt cá bằng tay (nôm, móc hang,...), các chất gây ngộ độc, gây nổ, sốc xung điện làm chết cá,...

Ngoài ra, ngư cụ còn được phân loại theo phương thức gây ảnh hưởng đến tập tính cá. Việc tác động đến tập tính cá nhằm làm cho cá bơi theo hướng mà người đánh bắt mong muốn bởi gây tác động lên các giác quan của cá như: thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và thính giác. Từ đó gây cho cá bị hấp dẫn; hoặc xua đuổi; hoặc đánh lừa để mà cá không thể tránh né khỏi ngư cụ đánh bắt chúng.

Hiệu suất và tính chọn lọc ngư cụ

Hiệu suất ngư cụ

Một khi cá và ngư cụ tiếp cận nhau, ngư cụ sẽ tác động lên cá, kích thích sự phản ứng của cá. Phản ứng đó có thể là bị hấp dẫn, hoặc bị xua đuổi, hoặc bị đánh lừa. Từ đây cho phép người ta áp dụng các hoạt động tiếp theo để đánh bắt chúng.

Nhìn chung, trong tổng số cá thể của một quần thể ban đầu được cho (N0) sẽ có một lượng cá nhất định nào đó có thể bơi ra khỏi đường quét của lưới, một lượng cá khác có thể chui thoát khỏi mắt lưới, bởi ngư cụ không thể giữ được hết một loài nào đó với các kích cỡ khác nhau. Do vậy, không phải tất cả cá thể ban đầu N0 bị bắt mà chỉ có N cá thể trong tổng số đó bị bắt.

Người ta gọi hiệu suất khai thác tuyệt đối (En) là tỉ số của số cá N thật sự bị bắt trên tổng số cá N0 có trong vùng hoạt động của ngư cụ, có giá trị từ 0-1.

E n = N N 0 size 12{E rSub { size 8{n} } = { {N} over {N rSub { size 8{0} } } } } {} (1.1)

H 1.14 - Hiệu suất khai thác tuyệt đối

Thí dụ, như trong Hình 1.14 có N = 10 cá thể xuất hiện trong vùng ngư cụ hoạt động vào lúc bắt đầu khai thác. Nếu chỉ có 3 cá thể bị bắt (7 chạy thoát), khi đó hiệu suất khai thác tuyệt đối (En) sẽ là:

E n = N N 0 = 3 10 = 0,3 size 12{E rSub { size 8{n} } = { {N} over {N rSub { size 8{0} } } } = { {3} over {"10"} } =0,3} {}

nhưng nếu tất cả 10 cá thể đều bị bắt, khi đó:

E n = N N 0 = 10 10 = 1 size 12{E rSub { size 8{n} } = { {N} over {N rSub { size 8{0} } } } = { {"10"} over {"10"} } =1} {}

Sản lượng khai thác trên đơn vị thời gian hoạt động (Ct) sẽ là: C t = N T size 12{C rSub { size 8{t} } = { {N} over {T} } } {}

trong đó: N - là lượng cá đánh bắt (theo số con hoặc theo trọng lượng); T- là thời gian khai thác.

Ngoài ra, Ct còn có thể được tính dựa trên 3 tham số ảnh hưởng hiệu suất khai thác là: CE , W, và Et:

C t = C E W E t = N V V T f T f T size 12{C rSub { size 8{t} } =C rSub { size 8{E} } *W*E rSub { size 8{t} } = { {N} over {V} } * { {V} over {T rSub { size 8{f} } } } * { {T rSub { size 8{f} } } over {T} } } {} (1.2)

ở đây:

CE = N/V - là tỉ số giữa sản lượng (N) trên lượng nước đã lọc (V).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Am nhac. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10735/1.3
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Am nhac' conversation and receive update notifications?

Ask