<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Enzym xúc tác quá trình hình thành formaldehyt đ­ược gọi là TMAO-ase hoặc TMAO demethylase, nó thư­ờng đư­ợc tìm thấy trong các loài cá tuyết.

Ở cá lạnh đông formaldehyde có thể gây ra sự biến tính protein, làm thay đổi cấu trúc và mất khả năng giữ nước của sản phẩm. Sự tạo thành DMA và formaldehyde là vấn đề quan trọng cần quan tâm trong suốt quá trình bảo quản lạnh đông. Tốc độ hình thành formaldehyde nhanh nhất khi ở nhiệt độ lạnh đông cao (lạnh đông chậm). Ngoài ra, n

ếu cá bị tác động cơ học quá mức trong các khâu từ khi đánh bắt đến khi làm lạnh đông và nếu nhiệt độ trong quá trình bảo quản lạnh động bị dao động thì lượng formaldehyde hình thành sẽ tăng.

Bảng 2.3. Tóm tắt những biến đổi trong quá trình tự phân giải của cá ­ướp lạnh

Enzym Cơ chất Các biến đổi xảy ra Ngăn chặn/Kìm hãm
Enzym phân giải glycogen
Glycogen - Tạo ra acid lactic, làm giảm pH của mô, làm mất khả năng giữ nư­ớc trong cơ. - Trên thực tế, nếu được thì nên để quá trình tê cứng của cá diễn ra ở nhiệt độ càng gần 0oC càng tốt.
- Nhiệt độ cao khi xảy ra tê cứng có thể dẫn đến sự nứt cơ thịt Phải tránh gây căng thẳng cho cá ở giai đoạn tr­ước khi xảy ra tê cứng.
Enzym gây ra tự phân giải, liên quan đến sự phá hủy nucleotid ATP ADP AMP IMP - Mất mùi cá t­ươi, dần dần xuất hiện vị đắng do Hx (ở những giai đoạn sau) - Tương tự như­ trên. - Bốc dỡ vận chuyển mạnh tay hoặc đè nén sẽ làm tăng sự phá hủy Cathepsin Các protein, Các peptid - Mô bị mềm hóa gây khó khăn hoặc cản trở cho việc chế biến - Tránh mạnh tay khi thao tác lúc bảo quản và bốc dỡ. Chymotrypsin, trypsin, cacboxypeptidase Các protein, Các peptid Tự phân giải khoang bụng của các loài cá tầng nổi (gây hiện tượng vỡ bụng) - Vấn đề sẽ gia tăng khi đông lạnh/rã đông hoặc bảo quản lạnh trong thời gian dài. Calpain Các protein sợi cơ - Làm mềm mô cá và giáp xác lột xác - Loại bỏ canxi để ngăn chặn quá trình hoạt hóa Collagenase Mô liên kết - “Vết nứt” trên miếng philê- Gây mềm hóa - Sự thoái hóa của mô liên kết liên quan đến thời gian và nhiệt độ bảo quản lạnh TMAO demethylase TMAO - Tạo ra formaldehyt làm cứng cơ của họ cá tuyết khi đông lạnh - Bảo quản cá ở nhiệt độ<-30oC- Tác động vật lý quá mức và quá trình đông lạnh/rã đông làm tăng hiện t­ượng cứng cơ do FA

Biến đổi do vi sinh vật

Hệ vi khuẩn ở cá vừa mới đánh bắt

Ở cơ thịt và các cơ quan bên trong của cá tươi, vi khuẩn hiện diên rất ít. Ở cá tươi vi khuẩn chỉ có thể tìm thấy trên da (102 - 107cfu/cm2), mang (103 - 109cfu/g) và nội tạng (103 - 109cfu/g) (Shewan, 1962). Hệ vi sinh vật của cá vừa đánh bắt lại phụ thuộc vào môi tr­ường nơi đánh bắt hơn là vào loài cá (Shewan, 1977). Số lượng vi khuẩn tồn tại trong cá cao hay thấp tùy thuộc vào cá sống trong môi trường nước ấm hay nước lạnh. Vi khuẩn trên da và mang cá sống trong vùng nước ôn đới, môi trường nước sạch ít hơn so với cá sống trong vùng nước nhiệt đới, môi trường ô nhiểm. Số lượng vi khuẩn trong nội tạng cá có liên quan trực tiếp đến nguồn thức ăn của cá: cao ở cá ăn tạp và thấp ở cá không ăn tạp. Ngoài ra số lượng vi khuẩn thay đổi còn tùy thuộc vào mùa sinh sống. Cá sống trong mùa hè có số lượng vi khuẩn cao hơn.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Chế biến thủy sản. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10751/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Chế biến thủy sản' conversation and receive update notifications?

Ask