<< Chapter < Page
  Cấu trúc dữ liệu     Page 6 / 15
Chapter >> Page >

Giải thuật thực hiện phép toán

Ðể thực hiện phép toán lựa chọn phần tử, ta sử dụng công thức tính vị trí của phần tử trong bộ nhớ.

Với cách lưu trữ theo trật tự dòng của ma trận M, để tính vị trí của M[i,j], đầu tiên ta xác định số dòng cần nhảy qua: (i-LB1) nhân với độ dài của mỗi dòng để xác định vị trí bắt đầu của dòng thứ i và sau đó tìm vị trí thứ J trong dòng này như đối với 1 véctơ. Như vậy, vị trí của phần tử M[i,j]được tính bởi:

Vị trí của M [i,j] =  + D + (i-LB1) x S + (j-LB2) x E

Trong đó: là địa chỉ cơ sở.

D là độ lớn của bộ mô tả.

S là độ lớn của mỗi dòng = (UB2 - LB2 +1) x E.

LB1 là cận dưới của chỉ số thứ nhất.

LB2,UB2 tương ứng là cận dưới và cận trên của chỉ số thứ hai.

Tương tự ta có thể thành lập công thức tính vị trí của phần tử M[i,j] trong trường hợp ma trận M được tổ chức lưu trữ theo trật tự cột.

Tổng quát hóa công thức này cho mảng nhiều chiều hơn là một điều đơn giản.

Mẩu tin

Định nghĩa mẩu tin

Mẩu tin là một CTDL bao gồm một số cố định các phần tử có kiểu khác nhau.

Như vậy, mẩu tin là một CTDL có kích thước cố định và không đồng nhất. Các phần tử của mẩu tin được gọi là các trường.

Sự đặc tả và cú pháp

Đặc tả thuộc tính

Các thuộc tính của một mẩu tin phải được chỉ rõ trong phép khai báo, chúng bao gồm:

1. Số lượng các phần tử.

2. Kiểu dữ liệu của các phần tử (Các phần tử có thể có kiểu khác nhau).

3. Mỗi phần tử được cho bởi tên phần tử (tên trường).

Cú pháp khai báo mẩu tin của Pascal:

Nhan_vien: RECORD

Ma: Integer; {Mã nhân viên}

Ho_ten: String[25];

Tuoi: Integer; {Tuổi}

Luong: Real; {Hệ số lương}

END

Việc khai báo này đặc tả một mẩu tin có 4 phần tử của các kiểu Integer, Real và String. Mỗi phần tử có một tên: Ma, Ho_ten, Tuoi và Luong. Ðể chọn một phần tử của mẩu tin ta sử dụng tên của phần tử (trường) đó, chẳng hạn trong Pascal, Nhan_vien.Luong là để truy xuất tới phần tử Luong của mẩu tin Nhan_vien.

Đặc tả phép toán

Lựa chọn một phần tử là phép toán cơ bản cuả mẩu tin. Phép toán này được thực hiện bằng cách chỉ ra tên trực kiện của phần tử.

Ví dụ để lựa chọn phần tử thứ 4 của mẩu tin Nhan_vien ta viết: Nhan_vien.Luong.

Phép toán lựa chọn một phần tử của mẩu tin là sự lựa chọn trực tiếp.

Mặc dù đều là lựa chọn trực tiếp, nhưng có khác biệt so với cách lựa chọn phần tử của véctơ. Điểm khác biệt ở đây là: đối với véctơ, ta có thể sử dụng giá trị của một biểu thức làm chỉ số, chẳng hạn VECTO[i+1], còn đối với mẩu tin thì bắt buộc phải chỉ rõ tên trực kiện, chứ không thể là biểu thức.

Ngoài phép toán lựa chọn phần tử, phép gán các mẩu tin có cùng cấu trúc là một phép toán phổ biến được các ngôn ngữ đưa vào. Chẳng hạn Nhan_vien := InputRec trong đó InputRec có các thuộc tính giống hệt Nhan_vien.

Sự cài đặt

Biểu diễn bộ nhớ

Biểu diễn bộ nhớ tuần tự được sử dụng để lưu trữ một mẩu tin. Một khối liên tục các ô nhớ được dùng để lưu trữ cho một mẩu tin, trong khối đó, mỗi ô biểu diễn cho một trường. Có thể cũng cần sử dụng bộ mô tả riêng cho từng trường để lưu trữ thuộc tính của các trường đó. Do các trường có kiểu khác nhau nên ô nhớ dành cho chúng cũng có kích thước khác nhau.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cấu trúc dữ liệu. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10766/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cấu trúc dữ liệu' conversation and receive update notifications?

Ask