<< Chapter < Page
  Quy hoạch sử dụng đất đai     Page 12 / 23
Chapter >> Page >

Sự phân bố chi tiết các mô hình theo quy hoạch của phương án I được trình bày trong bản đồ quy hoạch sử dung đất đai đến năm 2010 của huyện Cù Lao Dung (Hình 6.2).

Giải pháp đề nghị

Trong phương án I vấn đề quan trọng là quy hoạch diện tích mía cao để cung cấp lượng lớn nguyên liệu mía cho các nhà máy đường hiện có và tương lai của tỉnh Sóc Trăng, vì dân vùng Cù Lao Dung có truyền thống canh tác mía, công lao động tương đối không đòi hỏi cao, nhất là khâu chăm sóc, do đó tiềm năng triển vọng lớn. Tuy nhiên khi đề xuất phương án này vấn đề thị trường ổn định cho cây Mía còn nhiều bấp bênh ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Do đó các giải pháp cho phương án này được đề xuất như sau:

  • Giải pháp về vốn: chủ yếu là vốn cho vay trong việc chuyển đổi và phát triển từ các mô hình canh tác kém hiệu quả thiếu tập trung sang các mô hình hiệu quả như: nuôi tôm, chuyển dịch trồng các loại cây ăn trái có giá trị và hiệu quả cao. Việc đầu tư này chủ yếu là đầu tư cho phần xây dựng cơ bản ban đầu cho nuôi tôm và xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh. Đối với cây mía và rau màu thì người dân ở đây có khả năng phát triển bình thường, nhu cầu về vốn đầu tư không bức thiết lắm. Phần chi tiết về vốn được trình bày ở phần sau.
  • Giải pháp về kiến thức chuyên môn: Khi chuyển đổi cơ cấu theo mô hình canh tác chuyên canh, nhất là cây ăn trái và chuyên nuôi tôm công nghiệp, đòi hỏi phải có đầu tư kiến thức chuyên môn. Các cơ sở và hoạt động của Trung tâm khuyến nông và khuyến nghư là những hoạt động có hiệu quả trong công tác chuyển đổi này. Đây là vấn đề cần quan tâm.
  • Giải pháp về thị trường: Đối với tôm thì thị trường không khó khăn lắm, mặc dù hiện nay thị trường tôm đang giảm giá, tuy nhiên trong tương lai thì sản phẩm này vẫn có khả năng tiêu thụ được trong nội địa lẫn quốc tế. Riêng đối với các sản phẩm của cây ăn trái và nhất là mía sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đối với cây ăn trái thì hiện nay Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định ra được 11 loại cây ăn để cạnh tranh, do đó trong phương án này các loại cây ăn trái được bố trí quy hoạch ở Cù Lao Dung cũng nằm trong 11 loại cây chiến lược mà trong tương lai ta sẽ đưa vào cạnh tranh khi gia nhập hoàn toàn AFTA và WTO. Theo kế hoạch thì Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đầu tư khoa học và khuyến nông cho các nhóm cây chiến lược này. Trong khi đó thì thị trường cho rau màu vẫn có khả năng nhất là Bắp lai, đậu xanh, đậu nành và mè cũng là những mặc hàng có khả năng có thị trường trong tương lai. Đối với cây mía thì còn lệ thuộc vào quá nhiều khâu ngoài thị trường nên các giải pháp cho cây mía hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù phương án này chọn ưu tiên cho cây mía như là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường.
  • Giải pháp về môi trường: Trong phương án này thì diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ gia tăng rất lớn trong thời gian tới nên vấn đề môi trường chất lượng nước của vùng nuôi tôm là cần được quan tâm. Giải pháp cho vấn đề này là việc phát triển từng bước, phân chia giữa các khu vực nuôi tôm và trồng trọt. Một thuận lợi lớn trong vấn đề này là hệ thống sông rạch rất chắn chịt, các hộ nông dân đều có những bờ bao riên nên việc quản lý nước cũng tương đối dễ dàng, Đồng thời đây là vùng cồn cửa sông nên vấn đề giao lưu nguồn nước rất lớn và khả năng hoà loãng và rửa trôi các chất thải từ nuôi tôm ra biển được nhanh hơn và hiệu quả hơn. Do đó việc xây dựng hệ thống đê bao và thủy lợi kết hợp hoàn chỉnh sẽ kiểm soát được vấn đề phát triển vùng rộng lớn nuôi tôm.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Quy hoạch sử dụng đất đai. OpenStax CNX. Aug 08, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10904/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Quy hoạch sử dụng đất đai' conversation and receive update notifications?

Ask