<< Chapter < Page
  Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật     Page 3 / 11
Chapter >> Page >

Đối với động cơ ô tô du lịch, giá lắp gồm 1 hộp số kiểu trục vít 2, gắn trên trụ đứng của bàn lắp, hình 7.2. Trục ra của bánh vít được ghép chặt mặt bích 4 có khoan các lỗ với hộp che bánh đà động cơ (mặt lắp ghép với hộp số ô tô). Khi quay trục vít bằng tay quay 3, sẽ xoay được động cơ tại mọi vị trí mà không cần phải có vít định vị do tính tự hãm của cặp bánh vít trục vít. Vì động cơ lắp trên giá theo kiểu công sôn nên phải lắp đầy đủ các ốc bắt với mặt bích của giá và cần thận trọng khi dùng lực lớn.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.*** Hình 7.1. Giá lắp động cơ có khối lượng nặng1-Đế khung; 2-nửa khung dưới; 3-bu lông kẹp; 4-nửa khung trên; 5-giá di động kẹp động cơ; 6-vít kẹp; 7-chốt hãm trục con lăn; 9-con lăn tì; 10-thanh ngang.

Hình 7.3. Vam ép xi lanh ướt1-Bích ép; 2-tay đòn ép; 3-đầu lắp bích ép; 4-vít bắt đồ gá ép lên thân Hình 7.2. Giá lắp động cơ nhẹ1-bánh xe; 2-hộp trục vít; 3-tay quay; 4-bích lắp động cơ; 5-tay hãm động cơ

Bích ép 1 của vam được chế tạo với nhiều kích thước khác nhau để thay đổi phù hợp với xi lanh các động cơ. Trước khi ép lót cần kiểm tra độ dôi của gioăng nước so với rãnh lắp gioăng (khoảng 0,5mm là vừa đủ) đồng thời bôi một lớp mỡ lên bề mặt gioăng cho an toàn và dễ ép.

Dụng cụ kiểm tra độ dôi lót xi lanh

Sau khi ép xong các lót xi lanh, cần kiểm tra độ dôi và độ song song của mặt đầu lót xi lanh với mặt phẳng thân máy. Đồ gá kiểm tra được giới thiệu trên hình 7.4.

Hình 7.4 Đồ gá kiểm tra độ dôi của lót xi lanh ướt Hình 7.5 Căn lót xi lanh

Đồ gá gồm một mặt bích phẳng có bậc định vị vào lỗ xi lanh, dưới đáy mặt bích có tiện rãnh sâu 2mm để không chạm vào phần nhô lên của vai lót. Phía trên lỗ rãnh lắp hai đồng hồ so có chân tỳ vào vai lót để đo độ dôi, chênh lệch trị số của hai đồng hồ cho ta độ không song song của mặt đầu lót xi lanh so với thân.

Khi độ dôi không đảm bảo, cần phải điều chỉnh bằng cách thêm bớt căn dưới vai lót. Hình 7.5 giới thiệu đệm điều chỉnh độ dôi vai lót xi lanh.

Đồ gá lắp trục khuỷu - bánh đà

Trục khuỷu, bánh đà trên động cơ ô tô là các chi tiết nặng, cần mô men siết lớn, thông thường 2 chi tiết này được lắp với nhau sau đó lắp cả khối lên thân máy. Đối với động cơ diesel của xe tải nặng, có trường hợp trục khuỷu lại được lắp trước lên thân rồi mới lắp bánh đà lên trục. Để bảo đảm an toàn và thuận tiện khi lắp nhóm trục khuỷu-bánh đà, nên sử dụng giá lắp như hình 7.6. Bộ phận gá trục của giá có thể xoay để trục có thể ở vị trí thẳng đứng hoặc ở vị trí nằm ngang, điều này rất cần khi tháo lắp các nút bịt trên đường dầu ở chốt khuỷu. Trục khuỷu được định vị và kẹp chặt trên giá bằng khối V 1 và 4 ở trên cổ chính hai đầu. Ngoài ra có cơ cấu tỳ 2 được điều chỉnh bằng tay quay 10 tì sát vào một chốt khuỷu để chống xoay cho trục. Giá lắp có hệ thống chân đế 9 cho phép lắp cố định trên sàn xưởng bằng bu lông chôn chìm. Hình 7.6 Gá lắp trục khuỷu và bánh đà1,4-các khối V định vị và kẹp trục; 2-cơ cấu tỳ chống xoay; 3-ổ tỳ mặt đầu; 5-dầm xoay; 6-thanh đỡ dầm; 7-bu lông hãm dầm ở vị trí thẳng đứng; 8-ổ tỳ cao su; 9-chân đế; 10-tay quay điều chỉnh cơ cấu chống xoay; chốt hãm dầm ở vị trí nằm ngang.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask