<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khi đó:

- Đối với chi tiết 1 hoặc là phải thay khi chưa tới kỳ sửa chữa (trong kỳ bảo dưỡng) hoặc là phải nâng cao chất lượng chế tạo chi tiết đó để cho tlv1= tlv2. Như vậy, nó sẽ được thay thế hoặc sửa chữa cùng với chi tiết 2.

- Đối với chi tiết 3 phải xác định xem có tiếp tục sử dụng thêm một kỳ sửa chữa lớn nữa hay không.

Httcrtlv2tgh3tlv3Hgh3HcpHcrABHình 6.3 Cách xác định thời gian tiếp tục làm việc của chi tiết Cách xác định có còn sử dụng thêm một kỳ sửa chữa lớn nữa hay không:Từ tgh3 lấy ngược lại 1 khoảng bằng tlv2 của chi tiết chính điểm A. Từ A dóng vuông góc cắt đường cong hao mòn tại B, ứng với độ mòn Hcp. Đo chi tiết III trong thực tế được Hđo:- Nếu Hđo ≤ Hcp thì kết luận là chi tiết III được dùng lại thêm một kỳ sửa chữa lớn nữa mà không phải sửa chữa hoặc thay thế.

- Nếu Hđo>Hcp thì hoặc là phải thay thế chi tiết III trong các kỳ bảo dưỡng kế tiếp (trước khi sửa chữa lớn) hoặc là phải nâng cao chất lượng chế tạo chi tiết 3 để kéo dài thời gian sử dụng sao cho tlv3 ≥ 2tlv2.

Kích thước Hcp là kích thước giới hạn cho phép.

H = │Hcp - Hcr│ gọi là độ mòn cho phép.

Đối với động cơ thường chia chi tiết ra làm 2 loại:

- Loại không cho phép có lượng mòn khi lắp ghép như: piston-sécmăng, piston-xi lanh, piston-chốt piston, trục khuỷu-bạc, vỏ bơm-bánh răng bơm dầu...

- Loại cho phép có lượng mòn:

+ Độ mòn từ 0,01 ÷ 0,03: lỗ bu lông-bu lông bánh đà, trục-bạc bơm nước, trục-bạc bơm dầu.

+ Độ mòn từ 0,03 ÷0,15: con đội-dẫn hướng, xu páp-dẫn hướng.

+ Độ mòn từ 0,15÷ 0,3: chi tiết hệ thống truyền lực, các bánh răng, then hoa-rãnh then.

Các phương pháp đo kích thước và sai lệch hình dạng hình học

Kiểm tra chi tiết dạng lỗ

Các chi tiết dạng lỗ như xi lanh, lỗ ổ trục khuỷu, ổ trục cam v.v... chịu mài mòn hoặc biến dạng trong quá trình làm việc. Vì vậy, phương pháp kiểm tra các chi tiết dạng lỗ chủ yếu là đo lượng mòn và sai lệch hình dạng.

Nguyên tắc: dựa vào đặc tính mòn và đặc tính biến dạng của chi tiết để chọn vị trí kiểm tra. Ví dụ: đối với xi lanh các vị trí cần kiểm tra là:

Vùng I mòn nhiều theo qui luật.

Vùng II mòn nhiều nếu có bụi.

Vùng III vị trí dưới của xi lanh, ít mòn.

Tại các mặt cắt I-I, II-II, III-III kiểm tra theo các phương 1-1 và 2-2.

Hình 6.4. Vị trí và phương pháp kiểm tra xi lanh

Dụng cụ kiểm tra: thường dùng dụng cụ đo lỗ với đồng hồ so có độ chính xác 0,01mm hoặc panme đo lỗ.

Cách đo: giữ cho cán đồng hồ ở vị trí thẳng đứng, bằng cách lắc qua, lắc lại sao cho kim đồng hồ dao động ít nhất.

So sánh:

Với D0_đường kính trước sửa chữaDI1, DII1, DIII1

DI2, DII2, DIII2

Chọn Dmax để quyết định cốt sửa chữa.

Đối với các chi tiết dạng lỗ khác, dựa vào đặc tính hao mòn, kích thước và yêu cầu độ chính xác của chúng để chọn dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra thích hợp:

Hình 6. 5 Đo kiểm tra chi tiết dạng lỗ

Xác định: lượng mòn, độ côn, độ ô van, lượng mòn không đều về một phía (lệch so với đưòng tâm).

Kiểm tra các chi tiết dạng trục

Các chi tiết dạng trục như: trục khuỷu, trục cam, xu páp, đũa đẩy...Đặc điểm hư hỏng của chúng là:

- Mòn các bề mặt làm việc (cổ trục), làm tăng khe hở lắp ghép giữa trục và bạc, giảm áp suất dầu bôi trơn và phát sinh tiếng va đập khi động cơ làm việc.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask