<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Nói chung nguyên tắc ĐKTĐ theo tốc độ thường dùng để điều khiển hãm động cơ.

Nguyên tắc ĐKTĐ theo dòng điện chủ yếu dùng để điều khiển khởi động động cơ,

Nguyên tắc ĐKTĐ theo thời gian thì ứng dụng rộng rãi vì đơn giản.

Các phần tử bảo vệ và tín hiệu hoá

Ý nghĩa của bảo vệ và tín hiệu hoá

* Các phần tử bảo vệ và tín hiệu hoá có vai trò rất to lớn:

Đảm bảo quá trình làm việc an toàn cho người và máy móc, thiết bị. Quá trình làm việc có thể xảy ra sự cố hoặc chế độ làm việc xấu cho người và máy móc, thiết bị, đồng thời có thể báo hiệu cho người vận hành biết tình trạng làm việc của hệ thống ĐKTĐ để xử lý.

* Chức năng của các thiết bị bảo vệ và tín hiệu hoá:

Ngừng hệ thống (máy móc) khi sự cố nguy hiểm trực tiếp đến người, thiết bị, máy móc: U<Uquy định , U>Ucp , I>Icp , ....

Khi quá tải hoặc sự cố chưa nguy hiểm đến thiết bị, máy móc thì thiết bị bảo vệ và tín hiệu hoá phải báo cho người vận hành biết để sử lý kịp thời.

Bảo đảm khởi động, hãm, đảo chiều ..., một cách bình thường, nghĩa là phải đảm bảo sao cho: I<Icp, to<tocp ,...

Các dạng bảo vệ:

Bảo vệ ngắn mạch:

- Bảo vệ ngắn mạch là bảo vệ các sự cố có thể gây nên hư hỏng cách điện, hoặc hư hỏng các cơ cấu của thiết bị, máy móc (khi ngắn mạch sẽ gây nên nhiệt độ tăng nhanh gây cháy hoặc sức từ động tăng mạnh gây va đập, ...).

- Các thiết bị bảo vệ thường dùng: cầu chì, aptômat, rơle dòng điện cực đại, các khâu bảo vệ ngắn mạch bằng bán dẫn, điện tử, ...

- Dòng tác động của cầu chì:

Idc = Ikđ /  (7-18)

Trong đó:

Idc là dòng tác động của dây chảy được chọn.

Ikđ là dòng khởi động của động cơ, phụ tải được bảo vệ.

 là hệ số xét đến quán tính nhiệt.

 = 2,5 đối với động cơ khởi động bình thường.

 = (1,6  2) đối với động cơ khởi động nặng.

+ Cấm đặt cầu chì trên dây trung tính, mạch nối đất, vì đứt dây chì thì vỏ máy sẽ có điện áp cao nguy hiểm. Dùng cầu chì bảo vệ ngắn mạch thì đơn giản, rẻ tiền, nhưng tác động không chính xác, dòng tác động phụ thuộc vào thời gian, thay thế lâu, không bảo vệ được chế độ làm việc 2 pha.

- Dòng chỉnh định của aptômat:

Icđ = (1,2  1,3).Ikđ ; (7-19)

+ Aptômat tác động rồi thì có thể đóng lại nhanh, cắt được dòng lớn, bảo vệ được chế độ làm việc dòng 2 pha (khi bị mất 1 trong 3 pha).

- Dùng rơle dòng điện cực đại (RM) bảo vệ ngắn mạch phải chỉnh định dòng tác động cho phù hợp với dòng ngắn mạch.

Thường đặt rơle dòng cực đại trên 3 pha của động cơ không đồng bộ 3 pha, hoặc đặt trên 1 cực đối với động cơ một chiều. Tiếp điểm của RM là loại không tự phục hồi.

+ Ví dụ dùng cầu chì và aptômat bảo vệ ngắn mạch:

~ ~A 1CC K D K ĐK Hình 7-11: Sơ đồ dùng cầu chì, aptômat bảo vệ ngắn mạchM2CC2CC

+ Ví dụ dùng rơle dòng cực đại bảo vệ ngắn mạch:

~ ~CD RM K 2CC 2CC D Đ K Hình 7-12: Sơ đồ dùng rơle dòng cực đại bảo vệ ngắn mạchMRMK

Bảo vệ nhiệt:

- Nhằm tránh quá tải lâu dài, nếu không thì khí cụ, thiết bị, động cơ sẽ phát nóng quá nhiệt độ cho phép.

- Thường dùng rơle nhiệt, aptômát có bảo vệ nhiệt, phần tử bảo vệ quá tải bằng bán dẫn, để bảo vệ quá tải cho phụ tải dài hạn.

- Các tiếp điểm rơle nhiệt (RN) là loại không tự phục hồi, sau khi rơle nhiệt đã tác động thì phải ấn reset bằng tay. Phải chọn rơle nhiệt có đặc tính phát nóng gần với đặc tính phát nóng của thiết bị, động cơ cần được bảo vệ (hình 7-13).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình truyền động điện tự động. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10827/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình truyền động điện tự động' conversation and receive update notifications?

Ask