<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Điều quan trọng đáng chú ý là trường hợp sự thúc đẩy quá trình ra hoa gồm nhiều thành phần mà mỗi thành phần chỉ đáp ứng cho một phần của sự thay đổi, mà không chuyển hoàn toàn dẫn đến không hình thành hoa. Mặt khác, nếu không có sự đáp ứng với hóa chất thì cũng không có thể kết luận rằng đây là những bằng chứng để kết luận hóa chất nầy không có hiều quả.

Liều lượng áp dụng các chất ngoại sinh

Trong một số trường hợp cho thấy, nồng độ thấp hơn hoặc cao hơn một giá trị đặc biệt nào đó thì sẽ có tác dụng kích thích hoặc ngăn cản sự ra hoa. Nồng độ các chất ngoại sinh thúc đẩy hay ngăn cản sự ra hoa khác nhau tùy theo loài và những điều kiện khác nhau. Ngay cả có sự mâu chuẩn giữa các nhà nghiên cứu về nồng độ một chất ngoại sinh.

Ngoài ra, có sự tương tác giữa các thành phần, đặc biệt là trong môi trường nuôi cấy (như chelate). Do đó, phải lưu ý khi sử dụng những dung dịch hòa tan mà có sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết.

Sự tương tác bên trong cây cũng là một điều lý thú cho các nhà sinh học.

Thí dụ: Thúc đẩy sự ra hoa của cây ngày ngắn Lumma paucicostata (6744), trong diều kiện không cảm ứng bao gồm đồng, hoặc một loại acid amin nào đó. Hợp chất nầy có thể đạt hiệu quả, nhưng có sự tương tác lẫn nhau giữa các chất nầy rất phức tạp, nên rất khó giải thích được những nghiên cứu không giúp cho sự hiểu biết về quá trình hình thành của sự ra hoa. Một khó khăn khác là dạng hóa chất không tinh khiết dẫn đến không xác định được tác động chính của hỗn hợp.

Cách và vị trí áp dụng

Phun lên lá là cách phổ biến nhất cho việc áp dụng các chất ngoại sinh. Mặc dù cách nầy có điểm thuận lợi là tiện lợi, dễ áp dụng, nhanh cho cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp nầy không tốt cho nghiên cứu cơ bản về sự tượng hoa. Bởi vì một mức độ tới hạn của hóa chất có thể được đòi hỏi ở chổ nầy nhưng không cần thiết ở chổ khác. Trong nhiều trường hợp sự gợi có thể tùy thuộc vào mức độ thành lập của hóa chất ở những phần khác nhau của cây.

Nói chung, hiệu qủa của hóa chất tùy thuộc vào vị trí áp dụng. Có thể đạt được hiệu quả nhưng cũng có thể ngăn cản sự ra hoa. Do đó, để tránh được sự phức tạp nầy có thể giới hạn vị trí áp dụng ở một vùng nào đó như ở tỉnh, ở một địa phương nào đó. Hệ thống rễ và cách áp dụng có thể sửa đổi sau đó.

Thời gian áp dụng

Hiệu quả của một hợp chất ngoại sinh tùy thuộc lớn vào thời gian áp dụng. Sự thúc đẩy hay ức chế của một hợp chất thường được quan sát chỉ khi việc xử lý được thực hiện ở một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của cây như kích thích ra lá, sự gợi ở đỉnh, sự phát triển hoa..một hợp chất có thể có tác dụng ức chế hoặc thúc đẩy tùy thời gian áp dụng.

Các chất kích thích ra hoa

Trong việc điều khiển sự ra hoa trên cây xoài, có nhiều hoá chất được sử dụng mà dựa vào sự tác dụng của nó ta có thể chia làm thành hai nhóm chính: các chất có tác dụng phá miên trạng mầm hoa (bud break) và chất ức chế sự sinh trưởng (growth retardant). Các chất phá miên trạng thường thúc đẩy sự phân hoá mầm đang trong thời kỳ miên trạng. Ứng dụng rộng rãi và tiêu biểu nhất của nhóm chất nầy là Nitrate kali và Thiourea. Các chất ức chế quá trình sinh tổng hợp GA, làm giảm sự sinh trưởng của cây, qua đó thúc đẩy sự khởi phát hoa. Tiêu biểu của nhóm nầy là chlormequat chloride và Paclobutrazol.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask