<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khuẩn ty bậc 3

Khuẩn ty bậc 2 của một số nấm Đãm tiến hoá sẽ tạo ra đãm nang (basidiocarps) gọi là khuẩn ty bậc 3.

Tạo mấu (clamp connection)

Mấu được hình thành trong hầu hết các loài của ngành này, nó hình thành trong suốt sự phân chia tế bào khuẩn của khuẩn ty bậc hai, thông thường một tế bào phân chia trong khuẩn ty bị giới hạn để thành tế bào hoàn chỉnh. Sự hình thành mấu trải qua các bước sau (hình 5.2):

  1. Cùng lúc với phân chia tế bào nhân kép sẽ xuất hiện một đoạn dài giữa hai nhân X và Y, đoạn hình thành như một cái MẤU
  2. Nhân Y di chuyển ra ngoài và tạo thành một MẤU
  3. Nhân X và Y đồng thời phân chia
  4. Nhân Y vừa phân chia trong mấu và nhân X’ vừa được phân chia tiến về phiá nhân Y’, nhân Y trong mấu tiếp hợp với nhân X.
  5. Sự hình thành vách tế bào đễ ngăn chia giữa hai nhân X và Y với nhân X’ và Y’, phân chia tế bào mẹ và tế bào con.
  6. Tế bào con với hai nhân X’ và Y’ tiến ra phiá trước.

Đãm (basidia)

Cấu trúc

Đãm là một bộ phận, cơ quan hay một tế bào nấm; mang một số bào tử đãm trên bề mặt của nó. Số bào tử đãm này được hình thành các buớc sau: hợp tế bào chất và hợp nhân (karyogamy) rồi giảm phân và số bào tử đãm là 4. Tuy nhiên, chi Dacrymyces và Calocera có mỗi đãm chỉ chứa 2 bào tử đãm. Theo Talbort (1954), mỗi đãm có thể chia làm 3 phần:

  • TIỀN ĐÃM (Probasidium), nơi nhân sẽ phân chia
  • TÂM ĐÃM (Metabasidium), nơi nhân sẽ giảm phân
  • CUỐNG (Sterigma), phần trung gian giữa hai trên

Thông thường ĐÃM có dạng bầu dụng hay hình thận (hình 5.3)

Hình 5.2. Quá trình thành lập một MẤU trong một khuẩn ty (Sharma, 1998)

Hình 5.3. Các loại ĐÃM (Sharma, 1998)

Các loại đãm

Có hai loại đãm được các nhà khoa học công nhận, đó là:

  • TOÀN ĐÃM (Holobasidium) : đãm không có vách, chỉ là một tế bào đơn độc
  • VÁCH ĐÃM (Phrabmabasidium) là một đãm có nhiều tế bào kéo dài, không cá vách ngăn

Mỗi vách đãm chứa một 1 vị trí đầu tiên phân chia gọi là SINH ĐÃM (Hypobasidium) và sau này là NGOẠI ĐÃM (Epibasidium)

Phát triển của một toàn đãm

Đãm hình thành và phát triển trong thể có một lớp bao bên ngoài gọi là BÀO TẦNG (Hymenium) (hình 5.4)

Hình 5.4. Các giai đoạn phát triển của một TOÀN ĐÃM (Sharma, 1998)

Một số tế bào của bào tầng phát triển thành một ĐÃM, thông thường tế bào sẽ tạo nên một mấu rồi kéo dài ra sau đó nhân tiếp hợp sẽ tiến hành giảm phân cho ra 4 nhân đơn bội và phát triển thành 4 đãm bào tử.

Sự phát triển của vách đãm

Rỉ và muội than (smut) chứa những vách đãm, một vách đãm trong than phát triển với sự nẩy mầm của một bào tử nhị bội có vách dầy, chung quanh có một lớp tế bào nhị bội của một khuẩn ty (nhị bội); Hai nhân trong một bào tử phối hợp thành một nhân hợp tử nhị bội. Bào tử nẩy mầm với một ống mầm hay một ngoại đãm (epibasidium). Trong giai đoạn này, vị trí hình thành đầu tiên của bào tử được gọi là NỘI ĐÃM (Hypobasidium); nhân nhị bội tiến hành giảm phân thành 4 nhân đơn bội

rồi di chuyển vào trong một ngoại đãm, sau đó phân đoạn thành 4 tế bào đơn bội, từ mỗi tế bào của ngọai đãm phát triển một cuống (sterigma) và tại đầu mỗi cuống sẽ phát triển một đãm bào tử.

Bào tử đãm (basiospore)

Hình thái

Bào tử đãm có cấu trúc đơn bội nhưng có một số giống lại chứa đến 2 nhân và trọng họ Dacrymytaceae, bào tử đãm không có vách ngăn (Reil, 1974).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình môn nấm học. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10923/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?

Ask