<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.

C. nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”.

Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ đại - đặc biệt là L.Phơbách – và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ, cô đơn...) mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng...), không chỉ tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó.

Lịch sử hình thành tôn giáo và một số hình thức tôn giáo trong lịch sử

Lịch sử hình thành tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.

- Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu năm). Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định.

- Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình tôn giáo học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10830/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình tôn giáo học' conversation and receive update notifications?

Ask