<< Chapter < Page Chapter >> Page >

mức ý nghĩa 5%.

Qui luật 5: Để kiểm chứng nhân tố hàng khác với nhân tố cột. Nếu sự tương tác giữa nhân tố A x B có ý nghĩa và mức độ của nhân tố A<6 và nhân tố B>6. Trình bày nhân tố A theo cột và nhân tố B theo hàng (Bảng 6.12). Đặt mẫu tự sau các trị số trung bình của nhân tố B để so sánh ở mỗi mức độ của nhân tố A qua phép thử Duncan. Để so sánh trung bình của nhân tố A với mỗi mức độ của nhân tố B qua phép thử LSD thì trình bày giá trị LSD để so sánh.

Bảng 6.12 Ảnh hưởng việc làm cỏ và làm đất trên năng suất (kg/haa)

của đậu xanh

Phương pháplàm cỏ
Phương pháp làm đất
Theo tập quán Bằng máy Không làm đất
Thuốc TrifluarinThuốc ButralinThuốc ButachlorThuốc AlachlorThuốc PendimenthalinThuốc ThiobencarbLàm cỏ tay (2 lần)Làm cỏ tay (1 lần)Không làm cỏTrung bình 114 abc101 bcd26 d48 cd46 cd94 bcd182 a160 ab75 cd94 274 ab265 ab232 ab201 bc200 bc137 c289 a263 ab148 c223 104 b84 b37 b48 b58 b44 b230 a224 a54 b98

a Trung bình của 4 lần lập lại. Các trị số trung bình trong cùng một cột (phương pháp làm cỏ) được so sánh qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%. Trị số trung bình của mỗi cột (phương pháp làm đất) được so sánh qua phép thử LSD0,05 có giá trị là 73 kg/ha.

Trình bày hình

Sử dụng hình nhằm minh họa các kết quả và mối quan hệ giữa các biến cho đọc giả dễ thấy hơn khi trình bày bằng bảng số liệu hoặc text. Sử dụng hình có thuận lợi là đọc giả hiểu nhanh chóng các số liệu mà không mất nhiều thời gian khi nhìn bảng. Các dạng hình được sử dụng gồm biểu đồ cột (colume chart), biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ tần suất (frequency histogram), biểu đồ phân tán (scatterplot), biểu đồ đường biểu diễn (line chart), biểu đồ hình bánh (pie chart), biểu đồ diện tích (area chart), sơ đồ chuổi (flow chart), sơ đồ phân cấp tổ chức (organization chart), hình ảnh (photos) ...

Biểu đồ cột và thanh

Biểu đồ cột và thanh được sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu được phân nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu. Để minh họa số liệu bằng biểu đồ cột và thanh cần tuân theo các hướng dẫn sau: Số liệu dạng nhóm, rời rạc (không liên tục) như phân bố tần suất và phần trăm, số liệu thứ tự (ordinal) hoặc số liệu nhãn (nominal), số liệu so sánh phân tích thống kê.

Biểu đồ sử dụng cho số liệu rời rạc

* Biểu đồ cột

Biểu đồ cột nên áp dụng cho số liệu rời rạc trong các hạng mục có chuỗi liên tục tự nhiên về trình tự thời gian hoặc một dãy số liệu :

  • Tháng 2, 3, 4, 5, 6, …
  • Năm 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, …(Thí dụ: Hình 6.1a hoặc 6.1b)
  • Dãy số liệu 0-10, 11-20, 21-30, 31-40, …

Thí dụ: Bảng tính Excel về số liệu xuất khẩu cà phê và ca cao

trong 5 năm qua.

Năm Cà phê Ca cao
1995 264 148
1996 315 182
1997 456 280
1998 290 320
1999 381 460

Hình 6.1a Số lượng cà phê và ca cao xuất khẩu trong 5 năm (1995-1999)

Hình 6.1b Số lượng cà phê và ca cao xuất khẩu trong 5 năm (1995-1999)

Biểu đồ cột còn được sử dụng để trình bày so sánh các thành phần trong các hạng mục (nghiệm thức) cho nhiều thí nghiệm phân tích (Hình 6.2).

Thí dụ: Bảng tính Excel về ảnh hưởng của liều lượng phân N đến trọng lượng khô (thân, lá, hoa, vỏ hạt) của lúa trồng trong chậu.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10821/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học' conversation and receive update notifications?

Ask