<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Thí dụ: Bảng tính Excel về sự phân bố chiều cao của các cây tràm trồng ở U Minh, tháng 1 năm 2001. N = 88 cây già và 123 cây con.

Chiều cao(m) Cây con (%) Cây già (%)
1 0 0
2 1 0
3 2.5 0
4 8 0
5 9 0
6 10 2.5
7 7 4.5
8 11.5 5
9 17 9.5
10 14.5 8.5
11 10 10.5
12 6.5 15
13 3 10.5
14 0 8.5
15 0 10
16 0 11.5
17 0 4

Chú ý:

  • Trục y thể hiện % tần suất tương đối, số, giá trị của cột.
  • Số liệu đo (trục x) được chia làm hai hạng mục có chiều rộng cột thích hợp để trình bày sự phân bố quần thể.
  • Kích cỡ mẫu được trình bày rõ hoặc ở phần chú thích dưới đồ thị hoặc ở nơi trình bày đồ thị.

Biểu đồ phân tán

Biểu đồ phân tán được sử dụng rộng rãi trong khoa học để trình bày sự phân bố các số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu. Trong đó, các giá trị là các chấm phân bố và mối quan hệ được thể hiện bằng đường hồi qui tương quan (Hình 6.13). Biến phụ thuộc y có trục thẳng đứng phụ thuộc vào giá trị của biến độc lập x là trục nằm ngang.

Nếu như dãy số liệu có hai hay nhiều số có giá trị lớn (thí dụ, 0-200) thì có thể sử dụng hàm logaric (cơ số 10) để biến đổi số liệu có giá trị nhỏ hơn. Công việc này gọi là quá trình chuyển đổi số liệu.

* Các qui luật cơ bản để trình bày biểu đồ phân tán:

  • Có hai biến (2 dãy số liệu).
  • Xác định rõ tên trục đồ thị cho các biến.
  • Chia tỷ lệ mỗi trục thích hợp để trình bày toàn bộ dãy số liệu của biến.
  • Nếu có mối quan hệ giữa các biến, biến độc lập nên chọn là trục x và biến phụ thuộc là trục y. Thí dụ chiều cao cây phụ thuộc vào độ tuổi, như vậy chiều cao cây là biến độc lập được biểu diễn trên trục x và tuổi là biến phụ thuộc là trục y. Đôi khi có trường hợp khó xác định được biến nào là biến phụ thuộc hay biến độc lập. Trong trường hợp này, không xác định được ảnh hưởng của biến nào đối với biến nào thì trình bày trong mối quan hệ tự chọn.

Thí dụ: Bảng tính Excel về mối quan hệ giữa trọng lượng khô (sinh khối) và năng suất hạt của lúa

Số cây Trọng lượng khô (g) Số hạt
1 64 45
2 58 60
3 55 65
4 65 79
5 81 82
6 82 84
7 74 87
8 75 96
9 89 112
10 98 120
11 100 125
12 126 168
13 125 195
14 152 220
15 170 242
16 176 245
17 186 282
18 218 320
19 220 340
20 216 380

Chú ý:

  • Mỗi trục x, y có các vạch phụ và vạch chính có số để xác định giá trị.
  • Kích cỡ mẫu được trình bày ở phần chú thích dưới hình hoặc ở trong hình.
  • Nếu số liệu được phân tích thống kê và có mối quan hệ giữa các biến thì có thể trình bày bằng đường hồi qui trên đồ thị, phương trình hồi qui và ý nghĩa thống kê thể hiện trong tựa hình hoặc trong hình.
  • Nên chọn tỷ lệ thích hợp ở hai trục để hình được cân đối và rõ ràng.

Biểu đồ đường biểu diễn

Biểu đồ đường biểu diễn được trình bày khi các giá trị của biến độc lập là chuỗi liên tục như nhiệt độ, áp suất hoặc sự sinh trưởng,… Các giá trị là các điểm được nối với nhau bởi đường thẳng hoặc đường cong diễn tả mối quan hệ của chiều hướng biến động và chức năng. Có thể trình bày nhiều biến phụ thuộc là những đường biểu diễn trên cùng một hình (Hình 6.14).

Biểu đồ đường biểu diễn thể hiện sự thay đổi của biến y theo x, so sánh một loạt các giá trị theo thời gian. Thí dụ, đường cong sinh trưởng và năng suất của cây trồng đáp ứng theo sự cung cấp phân bón (Hình 6.15), thí dụ về cách trình bày ở Hình 6.16, hoặc đường cong biểu diễn sự sinh trưởng của các cá thể hay quần thể theo thời gian (Hình 6.17).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10821/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học' conversation and receive update notifications?

Ask