<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Thường cùng cong và xoắn làm cho kết quả đo bị biến đổi nên phải phân tích trị số đo.

Độ cong cho phép của thanh truyền đối với máy kéo 0,03 ÷ 0,05; đối với ô tô 0,02÷0,03 mm/100mm chiều dài thanh truyền (tính từ đường tâm lỗ đầu to đến đường tâm lỗ đầu nhỏ)

Độ xoắn cho phép đối với thanh truyền máy kéo là 0,05÷0,08mm; ô tô là 0,04÷0,06mm trên 100mm chiều dài.

Kiểm tra các chi tiết thân hộpThân hộp là những chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. Hư hỏng thường do biến dạng vì tải, nhiệt. Dẫn đến cong vênh, tương quan kích thước bị sai lệch: độ phẳng, độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc.a. Kiểm tra độ phẳngCó nhiều phương pháp kiểm tra độ phẳng như:- Phương pháp sai lệch đường: xác định khe hở giữa dụng cụ kiểm tra với bề mặt chi tiết bằng căn lá, cữ hoặc đồng hồ so. Hình 6.14 Hình 6.13. Kiểm tra cong, xoắn thanh truyền dùng V ngắn bab

Chiều dài thước ≥ 2/3 chiều dài chi tiết
Hình 6.14 Kiểm tra độ phẳng

- Phương pháp khe hở sáng: xác định sự lọt ánh sáng qua khe hở giữa dụng cụ kiểm tra mặt và chi tiết khi áp lên nhau.

- Kiểm tra bằng bột màu: xác định độ phẳng chi tiết bằng diện tích bị nhuốm màu khi xoa chi tiết lên bàn rà mặt phẳng có bôi bột màu.

- Phương pháp phân bước: đo chuyển vị của các điểm chuẩn tinh đặc trên bề mặt kiểm tra so với một điểm ban đầu tùy chọn, bằng các dụng cụ: cọc chuẩn, ni-vô, kính ngắm.

- Phương pháp giao thoa ánh sáng: xác định độ không phẳng của các bề mặt nhẵn bóng bằng cách áp thước thuỷ tinh kiểm tra lên bề mặt, lúc này sẽ xuất hiện vân giao thoa, vân thẳng nếu bề mặt thẳng, vân cong nếu bề mặt không phẳng. Trị số độ không phẳng xác định theo tỉ số giữa độ cong và khoảng cách giữa các vân.

- Phương pháp khí động: đo độ không phẳng bằng cách xác định lượng tiêu hao khí nén lọt qua khe giữa đầu đo và mặt phẳng khi dịch chuyển đầu đo trên bề mặt kiểm tra.

Lựa chọn phương pháp kiểm tra phụ thuộc vào kích thước chi tiết và yêu cầu về độ chính xác đạt được. Ví dụ: với những chi tiết nhỏ như thân bộ chế hoà khí, có thể dùng bàn rà mặt phẳng, những chi tiết như thân và nắp động cơ ô tô có thể dùng thước đo độ phẳng với đồng hồ so. Những chi tiết có độ bóng bề mặt cao dùng phương pháp giao thoa ánh sáng. Những chi tiết lớn như như khung xe có thể sử dụng kính ngấm với cọc chuẩn. Trường hợp thiếu dụng cụ đo, nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, có thể dùng biện pháp căng dây.

Độ chính xác của các phương pháp kiểm tra được giới thiệu trong bảng 6.1

Bảng 6.1. Phương pháp kiểm tra độ phẳng

Chiều dài chi tiết (mm) Độ chính xác (µm) Phương pháp và dụng cụ kiểm tra
Đến 250
1,2 Phương pháp giao thoa
2,5 ÷ 12 Phương pháp khe hở sáng
12 ÷ 120 Phương pháp sai lệch đường
250 ÷ 400
1,6 Phương pháp giao thoa
3 ÷ 8 Phương pháp khe hở sáng
8 ÷ 60 Phương pháp phân bước
25 ÷ 200 Phương pháp sai lệch đường
400 ÷ 1000
4 ÷10 Phương pháp khe hở sáng
4 ÷ 16 Phương pháp khe hở sáng
16 ÷ 320 Phương pháp sai lệch đường
1000 ÷ 1600
12 ÷ 50 Phương pháp phân bước
12 ÷ 400 Phương pháp sai lệch đường

B. kiểm tra độ đồng tâm

Sơ đồ kiểm tra như hình 6.15

Hình 6.15. Kiểm tra độ đồng tâm các cổ trục động cơ.a). Dùng thước xẻ mặt phẳngb). Dùng trục kiểm tra và đồng hồ so: 1_Côn định vị. 2_Đông hồ so. 3_Các cổ trục cần đo. 4_trục đo

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask