<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Hình 4.20: Kết quả của ví dụ 4.15

Đa năng hóa toán tử new và delete cho một lớp

Nếu muốn toán tử new và delete có tính chất đặc biệt chỉ khi áp dụng cho đối tượng của lớp nào đó, chúng ta có thể đa năng hóa toán tử new và delete với tư cách là hàm thành viên của lớp đó. Việc này không khác lắm so với cách đa năng hóa toán tử new và delete một cách toàn cục.

Ví dụ 4.16: Đa năng hóa toán tử new và delete cho một lớp.

1: #include<iostream.h>

2: #include<stdlib.h>

3: class Number

4: {

5: private:

6: int Data;

7: public:

8: Number(int X=0)

9: {

10: Data=X;

11: }

12:

13: void * operator new(size_t Size)

14: {

15: cout<<"Toan tu new cua lop!"<<endl;

16: return ::new unsigned char[Size];

17: }

18:

19: void operator delete(void *Ptr)

20: {

21: cout<<"Toan tu delete cua lop!"<<endl;

22: ::delete Ptr;

23: }

24:

25: void Print() const

26: {

27: cout<<"Data:"<<Data<<endl;

28: }

29:

30: };

31:

32: int main()

33: {

34: Number *N;

35: N= new Number(10);

36: if (N==NULL)

37: {

38: cout<<"Out of memory!"<<endl;

39: return 1;

40: }

41: int *X=new int;

42: if (X==NULL)

43: {

44: cout<<"Out of memory!"<<endl;

45: return 1;

46: }

47: *X=10;

48: cout<<"X="<<*X<<endl;

49: N->Print();

50: delete N;

51: delete X;

52: return 0;

53: }

Chúng ta chạy ví dụ 4.16 , kết quả ở hình 4.21

Hình 4.21: Kết quả của ví dụ 4.16

Đa năng hóa các toán tử chèn dòng<<Và trích dòng>>

Chúng ta có thể đa năng hóa các toán tử chèn dòng<<(stream insertion) và trích dòng>>(stream extraction). Hàm toán tử của toán tử<<được đa năng hóa có prototype như sau:

ostream&operator<<(ostream&stream, ClassName Object);

Hàm toán tử<<trả về tham chiếu chỉ đến dòng xuất ostream. Tham số thứ nhất của hàm toán tử<<là một tham chiếu chỉ đến dòng xuất ostream, tham số thứ hai là đối tượng được chèn vào dòng. Khi sử dụng, dòng trao cho toán tử<<(tham số thứ nhất) là toán hạng bên trái và đối tượng được đưa vào dòng (tham số thứ hai) là toán hạng bên phải. Để bảo đảm cách dùng toán tử<<luôn nhất quán, chúng ta không thể định nghĩa hàm toán tử<<như là hàm thành viên của lớp đang xét, thông thường nó chính là hàm friend.

Còn hàm toán tử của toán tử>>được đa năng hóa có prototype như sau:

istream&operator>>(istream&stream, ClassName Object);

Hàm toán tử>>trả về tham chiếu chỉ đến dòng nhập istream. Tham số thứ nhất của hàm toán tử này là một tham chiếu chỉ đến dòng nhập istream, tham số thứ hai là đối tượng của lớp đang xét mà chúng ta muốn tạo dựng nhờ vào dữ liệu lấy từ dòng nhập. Khi sử dụng, dòng nhập đóng vai toán hạng bên trái, đối tượng nhận dữ liệu đóng vai toán hạng bên phải. Cũng như trường hợp toán tử<<, hàm toán tử>>không là hàm thành viên của lớp, thông thường nó chính là hàm friend.

Ví dụ 4.17:

1: #include<iostream.h>

2:

3: class Point

4: {

5: private:

6: int X,Y;

7: public:

8: Point();

9: friend ostream&operator<<(ostream&Out,Point&P);

10: friend istream&operator>>(istream&In,Point&P);

11: };

12:

13: Point::Point()

14: {

15: X=Y=0;

16: }

17:

18: ostream&operator<<(ostream&Out,Point&P)

19: {

20: Out<<"X="<<P.X<<",Y="<<P.Y<<endl;

21: return Out; //Cho phép cout<<a<<b<<c;

22: }

23:

24: istream&operator>>(istream&In,Point&P)

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình hướng đối tượng. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10794/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng' conversation and receive update notifications?

Ask