<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Các khai báo bằng lệnh typedef không định nghĩa kiểu mới. Chúng chỉ thay đổi tên gọi của kiểu đã có. Chúng không ảnh hưởng tới cơ chế đa năng hóa hàm. Chúng ta hãy xem xét đoạn mã sau:

typedef char * PSTR;

void Print(char * Mess);

void Print(PSTR Mess);

Hai hàm này có cùng danh sách các tham số, do đó đoạn mã trên sẽ phát sinh lỗi.

Đối với kiểu mảng và con trỏ được xem như đồng nhất đối với sự phân biệt khác nhau giữa các phiên bản hàm trong việc đa năng hóa hàm. Chẳng hạn như đoạn mã sau se phát sinh lỗi:

void Print(char * Mess);

void Print(char Mess[]);

Tuy nhiên, đối với mảng nhiều chiều thì có sự phân biệt giữa các phiên bản hàm trong việc đa năng hóa hàm, chẳng hạn như đoạn mã sau hợp lệ:

void Print(char Mess[]);

void Print(char Mess[][7]);

void Print(char Mess[][9][42]);

const và các con trỏ (hay các tham chiếu) có thể dùng để phân biệt, chẳng hạn như đoạn mã sau hợp lệ:

void Print(char *Mess);

void Print(const char *Mess);

Đa năng hóa các toán tử (operators overloading) :

Trong ngôn ngữ C, khi chúng ta tự tạo ra một kiểu dữ liệu mới, chúng ta thực hiện các thao tác liên quan đến kiểu dữ liệu đó thường thông qua các hàm, điều này trở nên không thoải mái.

Ví dụ 2.17: Chương trình cài đặt các phép toán cộng và trừ số phức

1: #include<stdio.h>

2: /* Định nghĩa số phức */

3: typedef struct

4: {

5:     double Real;

6:     double Imaginary;

7: }Complex;

8:

9:  Complex SetComplex(double R,double I);

10: Complex AddComplex(Complex C1,Complex C2);

11: Complex SubComplex(Complex C1,Complex C2);

12: void DisplayComplex(Complex C);

13:

14: int main(void)

15: {

16:    Complex C1,C2,C3,C4;

17:

18:    C1 = SetComplex(1.0,2.0);

19:    C2 = SetComplex(-3.0,4.0);

20:    printf("\nSo phuc thu nhat:");

21:    DisplayComplex(C1);

22:    printf("\nSo phuc thu hai:");

23:    DisplayComplex(C2);

24:    C3 = AddComplex(C1,C2); //Hơi bất tiện !!!

25:    C4 = SubComplex(C1,C2);

26:    printf("\nTong hai so phuc nay:");

27:    DisplayComplex(C3);

28:    printf("\nHieu hai so phuc nay:");

29:    DisplayComplex(C4);

30:    return 0;

31: }

32:

33: /* Đặt giá trị cho một số phức */

34: Complex SetComplex(double R,double I)

35: {

36:    Complex Tmp;

37:

38:    Tmp.Real = R;

39:    Tmp.Imaginary = I;

40:    return Tmp;

41: }

42: /* Cộng hai số phức */

43: Complex AddComplex(Complex C1,Complex C2)

44: {

45:    Complex Tmp;

46:

47:    Tmp.Real = C1.Real+C2.Real;

48:    Tmp.Imaginary = C1.Imaginary+C2.Imaginary;

49:    return Tmp;

50: }

51:

52: /* Trừ hai số phức */

53: Complex SubComplex(Complex C1,Complex C2)

54: {

55:    Complex Tmp;

56:

57:    Tmp.Real = C1.Real-C2.Real;

58:    Tmp.Imaginary = C1.Imaginary-C2.Imaginary;

59:    return Tmp;

60: }

61:

62: /* Hiển thị số phức */

63: void DisplayComplex(Complex C)

64: {

65:    printf("(%.1lf,%.1lf)",C.Real,C.Imaginary);

66: }

Chúng ta chạy ví dụ 2.17 , kết quả ở hình 2.20

Hình 2.20: Kết quả của ví dụ 2.17

Trong chương trình ở ví dụ 2.17, chúng ta nhận thấy với các hàm vừa cài đặt dùng để cộng và trừ hai số phức 1+2i và –3+4i; người lập trình hoàn toàn không thoải mái khi sử dụng bởi vì thực chất thao tác cộng và trừ là các toán tử chứ không phải là hàm. Để khắc phục yếu điểm này, trong C++ cho phép chúng ta có thể định nghĩa lại chức năng của các toán tử đã có sẵn một cách tiện lợi và tự nhiên hơn rất nhiều. Điều này gọi là đa năng hóa toán tử. Khi đó chương trình ở ví dụ 2.17 được viết như sau:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình hướng đối tượng. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10794/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng' conversation and receive update notifications?

Ask